KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

KIẾN THỨC VỀ KIỂM TOÁN

Khái niệm “Kiểm toán là gì?”
Trước khi đi vào tìm hiểu xem kiểm toán là gì, trước tiên chúng ta nên nói về kế toán bởi hai lĩnh vực này liên quan trực tiếp tới nhau.

Về cơ bản, kế toán sẽ cũng cấp những thông tin về tài chính của một tổ chức thông qua những báo cáo tài chính. Sau đó, công việc của kiểm toán chính là kiểm tra và xác minh tính trung thực của những báo cáo tài chính đó, để rồi cung cấp những thông tin chính xác nhất về tình hình tài chính của tổ chức. Nói theo cách khác: “Kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng liên quan đến những thông tin tài chính được kiểm tra (cung cấp bởi kế toán) nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập”.

Như vậy, công việc của kiểm toán hướng đến rất nhiều đối tượng. Đó là những người quan tâm tới tình hình tài chính của một tổ chức nào đó nhưng không có nghiệp vụ về tài chính, kế toán. Do vậy, họ cần đến những kiểm toán viên để tìm hiểu và đưa ra những đánh giá phù hợp giúp họ có những quyết định đúng đắn nhất.

Các công việc của một kiểm toán
Hiểu một cách đơn giản, kế toán viên sẽ sử dụng các phương pháp khác nhau để xác minh tính trung thực của tài liệu cũng như tính pháp lý của các báo cáo tài chính. Chẳng hạn như: phương pháp đối chiếu, diễn giải thông tin, logic, điều tra, kiểm kê, quan sát, thử nghiệm,…

Từ hoạt động trên có thể thấy được 3 chức năng chính của kiểm toán là:

Xác minh tính trung thực và tính pháp lý của các báo cáo tài chính.
Đánh giá bằng việc đưa ra ý kiến về tính trung thực và mức độ hợp lý của các thông tin tài chính, kế toán.
Tư vấn cho các nhà quản lý thông qua việc chỉ ra những sai sót và gợi mở ra những biện pháp để khắc phục, giúp các công ty hoạt động hiệu quả hơn.
Lưu ý thêm, như đã nói kiểm toán hướng tới nhiều đối tượng khác nhau, nên các tổ chức ở đây không chỉ là các công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, mà còn bao gồm cả những cơ quan Nhà nước.

Phân loại kiểm toán
Có nhiều cách phân loại kiểm toán, nhưng để dễ hiểu nhất thì nên phân loại theo chủ thể kiểm toán. Theo cách này, có 03 loại kiểm toán đó là:

Kiểm toán Nhà nước: Do cơ quan kiểm toán Nhà nước tiến hành theo luật định và không thu phí, thông thường đối tượng được kiểm toán là những doanh nghiệp nhà nước.
Kiểm toán độc lập: Được tiến hành bởi các kiểm toán viên tại các công ty độc lập chuyên về loại hình dịch vụ này. Nhiệm vụ chính của họ thường là kiểm toán những báo cáo tài chính, ngoài ra cũng có các dịch vụ khác về tài chính và kinh tế tùy theo yêu cầu của khách hàng. Đây là loại kiểm toán nhận được sự tin cậy từ bên thứ ba hay những nhà đầu tư.
Kiểm toán nội bộ: Là những kiểm toán viên trong nội bộ một công ty, tổ chức nào đó. Họ thực hiện kiểm toán theo yêu cầu của các thành viên Hội đồng quản trị hoặc Ban giám đốc. Thường thì những báo cáo kiểm toán này chỉ được sử dụng trong nội bộ công ty mà ít nhận được sự tin cậy từ bên ngoài, vì các kiểm toán viên này cũng là nhân viên trong nội bộ công ty và làm việc dưới ảnh hưởng của BGĐ.
Tóm lại, để có thể tìm kiếm việc làm và trở thành một kiểm toán viên nhận được sự tin tưởng, ngoài năng lực chuyên môn thì họ cũng cần có những tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp như: độc lập, phải đánh giá khách quan và thực tế, không chịu sự chi phối từ khách hàng, và điều quan trọng nhất chính là hiểu và tôn trọng pháp luật.

MỘT SỐ KIẾN THỨC VỀ KẾ TOÁN

Những nghiệp vụ hạch toán kế toán cần nhớ

Đối với nghiệp vụ mua hàng

Giá mua chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng: Nợ TK 152; 153; 155; 156; 211; 641; 642

Thuế giá trị gia tăng mua vào: Nợ TK 1331

Tổng giá trị thanh toán mua theo hóa đơn: Có TK 111; 112; 331

Khi doanh nghiệp đã thanh toán toàn bộ công nợ của kỳ trước cho nhà cung cấp: 

  • Số tiền trả trước cho nhà cung cấp: Nợ TK 331
  • Có TK 111; 112

Đối với nghiệp vụ bán hàng

Khi bán hàng cho khách hàng

Giá vốn bán hàng: 

  • Nợ TK 631 –
  • Có TK 156

Doanh thu bán hàng: 

  • Nợ TK 111; 112; 113  tổng giá trị thanh toán theo hóa đơn 
  •  Có TK 511 doanh thu giá bán chưa gồm thuế giá trị gia tăng
  • Có TK 3331 Thuế giá trị gia tăng bán ra

Khi thu công nợ kỳ trước của khách hàng

  • Số tiền khách hàng trả trước: Nợ TK 111; 112
  • Có TK 131

Khi ngân hàng trả lãi cho doanh nghiệp

  • Nợ TK 112
  • Có TK 515

Nghiệp vụ công cụ, dụng cụ, nguyên vật liệu và thành phẩm

1. Phương pháp tính giá xuất kho

a. Phương pháp tính bình quân gia quyền

Công thức: 

Giá thực tế nguyên vật liệu, hàng hóa xuất dùng = Số lượng xuất dùng x Giá đơn vị bình quân

  • Phương pháp tính bình quân cả kỳ dự trữ: 

Đơn giá = (Giá thực tế tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ) / ( Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ)

  • Phương pháp tính bình quân cuối kỳ trước: 

Đơn giá = Giá thực tế tồn đầu kỳ hoặc cuối kỳ trước / Lượng thực tế tồn đầu kỳ

  • Phương pháp tính đơn giá sau mỗi lần nhập: 

Đơn giá = Giá thực tế tồn đầu kỳ / Lượng thực tế tồn đầu kho

Những kiến thức cơ bản nghiệp vụ kế toán cần nắm trong lòng bàn tay

b. Phương pháp nhập trước xuất trước

Phương pháp nhập trước xuất trước: hàng nào nhập khi trước sẽ được xuất đi trước. 

c. Phương pháp thực tế đích danh

Phương pháp này chỉ áp dụng cho những mặt hàng có giá trị cao và bán theo đơn chiếc

2. Xuất công cụ dụng cụ

Trường hợp mua công cụ dụng cụ nhập kho

  • Nợ TK 153
  • Có TK 1331
  • Có TK 111; 112; 331

Khi xuất công cụ dụng cụ để dùng

Trường hợp phân bổ 1 lần toàn bộ CCDC

  • Sử dụng cho bên bộ phận sản xuất: Nợ TK 154
  • Sử dụng cho bộ phận bán hàng: Nợ TK 641
  • Sử dụng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp: Nợ TK 642
  • Giá trị công cụ dụng cụ phân bổ: Có TK 153

Trường hợp phân bổ nhiều lần toàn bộ giá trị công cụ dụng cụ

  • Nợ TK 242
  • Có TK 153

Nghiệp vụ tài sản cố định

Công thức xác định nguyên giá tài sản cố định:

Nguyên giá = Giá mua trên hóa đơn chưa bao gồm VAT + Các chi phí liên quan + Thuế nhập khẩu – Các khoản giảm trừ

Mua tài sản cố định

  • Nợ TK 221
  • Nợ TK 133
  • Có TK 111; 112; 331

Tính khấu hao hàng tháng

  • Nợ TK 154; 641; 642
  • Có TK 214

Quá trình sử dụng thanh lý và nhượng bán

  • Xóa sổ 

Giá trị tài sản bị khấu hao đến thời điểm thanh lý và nhượng bán: Nợ TK 214

Giá trị còn lại: Nợ TK 811

Nguyên giá của tài sản: Có TK 211

  • Giá thỏa thuận

Nợ TK 111; 112; 131

Có TK 711: giá thỏa thuận của cả hai bên

  • Trường hợp tân trang và sửa chữa trước khi thanh lý

Chi phí sử dụng để thanh lý: Nợ TK 811

Thuế giá trị gia tăng: Nợ TK 1331

Có TK 111; 112; 331

Nghiệp vụ tiền lương và những khoản tiền trích theo lương

Những khoản trích theo lương

  • Bảo hiểm xã hội: Trừ vào cổ phần của doanh nghiệp 17.5%; Trừ vào lương 8%
  • Bảo hiểm y tế: Trừ vào cổ phần của doanh nghiệp 3%; Trừ vào lương 1,5%
  • Bảo hiểm thất nghiệp: Trừ vào cổ phần của doanh nghiệp 1%; Trừ vào lương 1%

Hạch toán

  • Tiền lương cần trả cho các bộ phận khác trong doanh nghiệp

Nợ TK 154; 641; 642

Có 334

  • Những khoản trích các loại bảo hiểm tính vào trong chi phí của doanh nghiệp

Nợ TK 154; 641; 642: 17,5% x lương cơ bản

Có TK 3383: 17,5% x lương cơ bản

Có TK 3384: 3% x lương cơ bản

Có TK 3389: 1% x lương cơ bản

Có TK 3382: 2% x lương cơ bản

  • Trích các loại bảo hiểm, thuế thu nhập cá nhân trừ vào tiền lương của người lao động

Nợ TK 334

Có TK 3383: 8% x lương cơ bản

Có TK 3384: 1,5% x lương CB

Có TK 3389: 1% x lương CB

  • Nộp các khoản tiền bảo hiểm

Nợ TK 3383

Nợ TK 3384

Nợ TK 3389

Có TK 111; 112

Leave Comments

097 623 8393
097 623 8393